Cách làm chủ tài chính
Thói quen tiêu tiền vô tội vạ của các bạn trẻ là một trong những nguyên nhân hằng đầu dẫn đến những khó khăn trong cuộc sống. Đừng ngạc nhiên hỏi vì sao có những người còn rất trẻ nhưng đã tự làm chủ được tài chính và sự nghiệp. Mọi bí mật đều nằm ở cách quản lý tài chính của bạn.
Quản lí tài chính
Giới trẻ bây giờ thường tiêu tiền nhiều hơn là kiếm tiền. Từ các bạn trẻ không có nghề nghiệp cho đến các bạn sinh viên. Thậm chí là đã ra trường đi làm… . Xu hướng tiêu tiền vào những thứ vô bổ đang hủy hoại tương lai của họ.
Cách làm chủ tài chính
Việc tiêu tiền không đúng mục đích. Và chỉ dành tiền cho những khoản hưởng thụ trước mắt khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong tài chính. Đến khi có các sự kiện quan trọng như cưới vợ, sinh con hay lập gia đình thì mức tài chính của bạn hầu như là xuất phát từ con số 0.
Để không lãng phí tiền bạc, tuổi trẻ, và có được một tương lai vững chắc. Bạn cần phải biết cân đối tài chính và định hướng tương lai rõ ràng. Dưới đây, trung tâm đào tạo – sửa chữa laptop HPCOM xin đưa ra 5 nguyên tắc mà người trẻ cần tuân theo để đạt được thành công trong cuộc sống.
1. Suy nghĩ chính chắn
Để làm chủ tài chính, bạn phải luôn đặt một suy nghĩ rằng kiếm tiền là không dễ dàng. Tiền không phải tự nhiên trên trời rơi xuống mà đó chính là mồ hôi – công sức. Không phải của bạn thì là của ba mẹ bạn.
Mỗi khi chi ra một đồng, hãy suy nghĩ thật thấu đáo. Tôi đã thấy nhiều bạn trẻ bỏ ra tiền triệu cho những bữa nhậu trong khi đó không có một nghề ngỗng trong tay. Nếu như số tiền đó chi tiêu vào những việc có ích như học nghề thì sao nhỉ?
2. Không nợ nần lung tung
Nhiều bạn trẻ khi có thu nhập (tiền lương cố định) thì bắt đầu xu hướng sắm sửa hoặc chi tiêu xa xỉ. Việc mua sắm và chi tiêu vượt quá thu nhập dẫn tới tình trạng nợ nần chồng chất. Mặc dù các bạn vẫn tự nhủ: “không sao, mình có lương, mình sẽ trả nợ dần dần” v.v… Nhưng đó chính là cái bẫy tài chính mà bạn dính phải. Đặc biệt là các dịch vụ cho vay nặng lãi, cầm đồ hoặc trả góp.
Hãy xác định những nhu cầu thực sự cần thiết trước lúc chi tiêu. Đừng bao giờ chi tiêu vào những thứ chưa thực sự cần thiết. Nhiều bạn tiếc một vài triệu bỏ ra để đi học nghề hoặc các khóa đào tạo kỹ năng. Trong khi đó sẵn sàng vay nợ để mua iPhone, iPad.
3. Tập thói quen tiết kiệm.
Hãy áp dụng hành động vào chi tiêu. Tập một thói quen sống tiết kiệm từ những chi tiêu nhỏ nhất. Hãy đặt ra những nguyên tắc cụ thể:
Ví dụ: Mỗi ngày chỉ tiêu xài 50k, hay 1 tuần mới đi uống cà phê 1 lần v.v..
Các thói quen ban đầu phải tự tập. Sau đó sẽ trở thành một nguyên tắc sống giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí vô bổ. Và từ đó dành được tiền vào các công việc hữu ích.
3. Kiểm soát tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân bao gồm 2 yếu tố là “thu” và “chi”. Hãy luôn cân bằng cán cân thu – chi sao cho thu phải lớn hơn chi. Chỉ có thu lớn hơn chi thì bạn mới để dành tiền được. Và tập trung vào những công việc hữu ích trong cuộc sống.
Đầu tư tiền bạc vào điều có ích
Để dành và tiết kiệm là chưa đủ. Bạn phải sử dụng số tiền đó để đầu tư vào những mục đích hữu ích cho tương lai và sự nghiệp về sau. Nên nhớ rằng, hãy dùng tiền để sinh ra tiền. Hãy đầu tư tiền bạc vào học tập và sự nghiệp.
Thay vì bạn bỏ ra gần 20 triệu để mua một chiếc iPhone. Và sau đó ngày ngày tốn thêm tiền nuôi chiếc iPhone đó. Thì chỉ với số tiền chưa đến một nữa, bạn có thể tham gia một khóa học sửa chữa laptop – bạn có thể kiếm tiền hay làm giàu sau khóa học này. Rõ ràng có sự khác biệt đúng không nào.
Dựa theo: Trung tâm đào tạo kỹ thuật HPCOM